Cụ Trịnh Phúc Hiền ở Hải Phòng
LỊCH SỬ
(THÔN ĐỒNG MÔ, XÃ TÚ SƠN, HUYỆN KIẾN THỤY TP. HẢI PHÒNG)
Thôn Đồng Mô, xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng ngày nay, theo tài liệu địa phương vốn cùng với thôn Hoa Phong, thôn Phú Xuân của xã Lê Xá, huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn, xứ Hải Dương. Dưới triều hậu Lê (1427 – 1526),triều Mạc (1527 – 1572) xã Lê Xá nổi tiếng văn hiến là làng có nhiều người đõ tiến sỹ hán học như: Bùi Phổ đỗ Hoàng Giáp, được dự hội tao đàn của vua Lê Thánh Tông. Tiến sỹ Trần Bá Trần Bá Lương từng đi xứ sang Trung Quốc nổi tiếng về văn chương ngoại giao, Tiến sỹ Phạm Gia Mô một công thần dựng nước của vương triều Mạc được phong chức tước đến cực phẩm triều đình. Thái sư Hải Quốc Công…..
Cụ Trịnh Phúc Hiền ở Hải Phòng.
Gia đình cụ Trịnh Phúc Hiền có thời gian sống tại Hải Phòng (trước kia thuộc Hải Dương), sau đó chạy “Tây Sơn” về Sơn Tây sống một thời gian rồi hai cha con (Trịnh Phúc Hiền và con cả Trịnh Phúc Thọ) tiếp tục chạy về làng Phú Khê nay là xã Hoằng Quý, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, để lại vợ Trần Thị Hiệu Nhi và con thứ hai Trịnh Bá Tuy ở lại Sơn Tây;
Tại Sơn Tây (ngày nay) còn lưu giữ bút tích để trong Miếu Nhà Quê nơi phối thờ 2 thành hoàng làng: Dương Thị Hương (Thái hậu cuối nhà Tống Trung Quốc) và Tướng quân Phạm Tử Nghi người quận Lê Chân, Hải Phòng (là Công thần Nhà Mạc). Hai người được vua Thành Thái sắc phong làm thành hoàng làng, lệnh cho dân thôn Đồng Mô, tổng Nãi Sơn, huyện Nghi Dương, tỉnh Hải Dương phải thờ cúng quanh năm. Hậu duệ đời thứ tư của cụ Trịnh Phúc Hiền (là cháu 3 đời của cụ Trịnh Bá Tuy) tên là Trịnh Đình Phẩm. Sau khi lập tổng mới: (Tổng Thịnh Thôn) nay là thôn Thịnh Thôn, xã Cam Thương, huyện Ba Vì, TP. Hà Nội ngày nay, cụvề lại nơi xưa kia gia đình cụ Hiền từng định cư để sao chép sắc phong thành hoàng làng, Hoành phi, Câu đối tại Miếu của thôn Đồng Mô, tổng Nãi Sơn, huyện Nghi Dương, tỉnh Hải Dương. Do lịch sử có nhiều lần tách nhập các địa phương, ngày nay địa danh ấy là thôn Đồng Mô, xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy, Thành phố Hải Phòng. Đem về Sơn Tây lập miếu thờ vọng đặt tên là” Miếu Nhà Quê”. Tôi lần theo địa chỉ còn để lại trong Miếu tìm được chính xác ngôi miếu đó tại Hải Phòng như đã kể trên. Do kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược dân làng đã dỡ miếu thực hiện tiêu thổ kháng chiến. Ngày nay. miếu đó chỉ còn lại vết tích nền Miếu. Nhưng tư liệu còn lưu trữ trong Viện Hán Nôm Quốc gia. Tôi đã phô tô hai bản thần phả (một của Hải Phòng và một của Sơn Tây) đóng thành một quyển. Hiện lưu giữ ở nhà thờ Cụ Hiền tại Phú Khê một quyển và Thịnh Thôn một quyển để làm bằng chứng.
Hà Nội, ngày 04/12/2018.
Người viết
Trịnh Công Hưng