Phả hệ Tộc Trịnh Phú Khê đến đời thứ 4
Các cụ Trịnh Bá Bốc, Trịnh Văn Ninh, Trịnh Công Thắng được con cháu thờ tại thôn Thịnh Thôn, xã Cẩm Thượng, Ba Vì, Hà Nội
Cụ Trịnh Lỗi: Phật Tự
Cụ Trịnh Khoa được con cháu thờ tại thôn 6, xã Hoằng Quý, Hoằng Hóa, Thanh Hóa
Cụ Trịnh Ty được con cháu thờ tại thôn 6, xã Hoằng Quý, Hoằng Hóa, Thanh Hóa
Cụ Trịnh Kỷ: Phật Tự
Cụ Trịnh Điểu được con cháu thờ tại thôn Thanh Bằng, xã Thanh Phong, Thanh Chương, Nghệ An
Cụ Trịnh Hiệu được con cháu thờ tại thôn 7, xã Hoằng Quý, Hoằng Hóa, Thanh Hóa
Cụ Trịnh Vẩy được con cháu thờ tại thôn 5, xã Hoằng Quý, Hoằng Hóa, Thanh Hóa
Cụ Trịnh Khiêm được con cháu thờ tại thôn 5, xã Hoằng Quý, Hoằng Hóa, Thanh Hóa
Cụ Trịnh Thời được con cháu thờ tại thôn 6, xã Hoằng Quý, Hoằng Hóa, Thanh Hóa
Lập năm Ất Hợi, niên hiệu Tự Đức 28 (tức năm 1876)
Người lập phả: TRỊNH VĂN BỈNH, quan tri phủ Phủ Lý, Hà Nam, sinh năm Bính Tuất, mất ngày 5 tháng 8 năm Bính Tuất, hưởng thọ 61 tuổi.
Bổ sung và biên dịch từ Hán ngữ sang Quốc ngữ năm 1993 tại làng Phú Khê, xã Hoằng Quý, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa
Người ta sinh ra phải có tổ tiên, ông bà. Vì vậy, gia phả tổ tiên đối với chúng ta không thể thiếu được, cũng như một quốc gia dân tộc phải có sử chép cũng trong cái trọng đại ấy, dòng nước thì phải có nguồn, chúng tôi có nguyện vọng y sao cuốn phả này để lưu truyền cho con cháu đời sau được biết về tổ tiên, ông bà trước kia và họ hàng con cháu hiện nay, để biết đường cư xử đối với họ hàng thân thiết, biết thứ tự bậc trên dưới trong họ mà xưng hô cho phải đạo con người. Thế gian có câu một giọt máu đào còn hơn một ao nước lã, chín đời còn hơn người dưng.
Nguồn gốc họ Trịnh phát sinh theo gia phả nhà Trịnh làm chúa, quan các thời vua. Hiện nay trên Bồng Thượng, huyện Vĩnh Lộc có nhà thờ họ riêng, thủy tổ đó là Trịnh Kiểm, tiếp Trịnh Phúc Tiên sinh năm 1610 sinh ra 3 cụ tổ:
Trịnh Phúc Khánh
Trịnh Phúc Hiền
Trịnh Phúc Trực
Trên Bồng thờ cụ Phúc Trịnh là chính cụ Trịnh Tùng, họ cử cụ Trịnh Phúc Tiên về làm nhiệm vụ bảo vệ lăng miếu phong làm đế mỹ hầu có đội bảo vệ lăng, cụ Phúc Khánh được phong tín mỹ hầu để xem xét quản lý khu lăng. Dòng họ trên đó đều lót chữ Đình vì làm nhiệm vụ bảo vệ đình thờ nhà Trịnh, hàng năm tế vào ngày 15/7 âm lịch, tế cả bà cụ tổ.
Mộ cụ Hiền chôn tại mã thủ, hướng bằng xương đâu gáo dừa cũng như mộ hựu tế của mộ tổ ở ta, Trên Bồng còn dòng họ từ đời thứ 8 đến đời thứ 13 cụ Trịnh sinh 3 người con chia làm 3 chi. Phủ Trịnh hiện nay còn 7 gian bằng gỗ lim lợp ngói mới, dáng lụp xụp. Nghè vẹt 12 gian thờ 12 đời chúa Trịnh, các nhà và đồ thờ không còn mấy, có bia vị Thịnh vương, có 1 đại tự 4 chữ Thánh cung vạn tuế, có 6 ông phổng gỗ cao 0,60, có 2 con vẹt gỗ (sự tích con vẹt có công minh oan cho chúa Trịnh khi nhà vua xử oan cho một vị chúa).
Theo phả nguồn gốc họ Trịnh từ xa xưa cụ Trịnh Phúc Hiền cư trú trên mảnh đất xã Phú Khê, nay là Hoằng Quý, thôn Hảo Thôn truyền thống từ đó đến nay không biết bao thế kỷ, từ năm nào, bao nhiêu năm, chỉ biết làng Phú Khê có một họ Trịnh lớn so với các họ khác trên mảnh đất này. Họ Trịnh dân đinh đông đúc, trên dưới đời đời sống bên nhau, con cháu thuận hòa, anh em vui vầy đầm ấm, có tôn ti trật tự trong xã hội cũng như trong họ hàng.
Một điều may mắn và phúc âm của tổ tiên ngày xưa dòng họ ta vẫn giữ được truyền thống lưu truyền phả quý cho con cháu đời sau là nhờ được trong họ có cụ Phủ Lý, khi xưa cụ được ăn học, thi đậu cử nhân làm quan nội các trong triều đình Huế được 10 năm, lấy bà Nguyễn Thị Năm sinh được ông Trịnh Văn Quảng, ông trở về làm quan tri phủ tại Hà Nam, Phủ Lý đến năm 1876 giặc Pháp sang cai trị bắt cụ phải bỏ quan cụ trở về quê hương, biết đem tài trí và năng lực của mình để làm ra cuốn phả này truyền lại cho con cháu mai sau.
Nhân một ngày giỗ tổ cụ thân sinh ra cụ Phủ Lý cho mời tất cả các vị thúc bá trong họ họp lại để sưu tầm gia phả, hồi đó cụ đối chiếu từ gốc họ Trịnh có tại Phú Khê đến cụ là 6 đời, đến con cháu cụ là 8 đời. Từ đó các cụ về sau theo truyền thống lấy ngày 23/1 âm lịch hàng năm đầu xuân cả họ họp lại tổ đường làm giỗ tổ, kể lại gia phả cho con cháu nghe. Nhà thờ của họ chính là nhà anh Đường đang ở, nay chuyển về anh Bảo, là trưởng họ thờ phụng tại Hảo Thôn.
Ông Trịnh Phúc Hiền họ ta cũng là ông Trịnh Phúc Hiền trên Bồng bỏ ra đi vào thời nào không rõ, nhưng ông trên Bồng cũng cùng ngày mất và phải lập mộ bằng xương dâu gáo dừa để thờ phụng. Ông Trịnh Phúc Hiền họ ta chôn tại Hảo Thôn, cũng như Trịnh Phúc Khánh cũng ra đi tại các tỉnh ngoài Bắc, qua quyển phả cụ Phủ Lý đã truyền lại cho các chi lúc bấy giờ mỗi chi một quyển bằng chữ Hán, đến đây những người sao các quyển phả chữ Hán thuộc vào hàng thứ 8 và thứ 9, thứ 10, nghĩ đến tổ tiên con cháu đời sau sao sang chữ Quốc ngữ để cả họ ta người tại quê hương, người đi xa khắp trong nước cũng xem kể lại cho tất cả con cháu được biết tổ tiên ta ngày xưa và những người ngày nay, biết để thờ phụng, trân trọng lẫn nhau khi ở nhà cũng như khi đi ra ngoài xã hội.
Trước khi sao gốc phả chúng tôi đều có nguyện vọng thiết tha với tổ tiên và cũng thể khao khát nguyện vọng của mọi người trong họ muốn biết gôc tích tổ tiên, cành thứ trong họ để cùng gắn bó mật thiết với nhau.