Lược sử Miếu Nhà Quê, Cam Thượng, Ba Vì, Hà Nội

Vào cuối thế kỷ 17, nhà Tây Sơn đem quân ra Bắc với khẩu hiệu” phò Lê diệt Trịnh’’. Nhà Trịnh thất thủ phải phiêu dạt khắp nơi. Gia đình cụ ông Trịnh Phúc Hiền (1777) và cụ bà Trần Thị Hiệu Nhi với hai người con trai là Trịnh Hiệu Phúc Thọ (1797) (là anh), và Trịnh Bá Tuy  (1800) là em, đã di cư từ thôn Đồng Mô Bát xã, tổng Nãi Sơn, huyện Nghi Dương, tỉnh Hải Phòng chạy lên thôn Nam An, xã Cam Thượng, huyện Tùng Thiện, tỉnh Sơn Tây để lánh nạn. Sau một thời gian ngắn vào ngày 23 tháng chạp (ngày Ông Công-Ông Táo) cụ Hiền và con cả (Trịnh Hiệu Phúc Thọ) quay trở về quê gốc Thanh Hoá nhưng không rõ hưyện nào, để lại vợ và con trai thứ còn nhỏ là Trịnh Bá Tuy (1800) ở lại. Cụ dặn lại rằng nếu còn sống sau này nếu có điều kiện sẽ quay lại đón vợ con, nếu không thấy quay lại thì lấy ngày 23 tháng chạp (ngày cụ ra đi) làm ngày giỗ. Cụ còn dặn mình có nguồn gốc nhà chúa Trịnh, sau này lấy tên các chúa Trịnh để đặt tên cho con cháu, cồt là để cho chúng biết mình có nguồn gốc từ chúa Trịnh. Vì là dân phiêu dạt đất đai không có, cảnh mẹ goá con côi, cuộc sống gặp nhiều khó khăn,  lớn lên cụ Tuy lấy vợ là cụ Trần Thị Hiệu Nhiên sinh hạ 5 lần 9 ngươì con (4 lần sinh đôi, 1 lần sinh một), vào thời kỳ đó y học chưa phát triển, kinh tế thiếu thốn việc đẻ sinh đôi trẻ suy dinh dưỡng thiếu cân khó sống sót là điều khó tránh khỏi. Vì thế. tuy đẻ 9 người con chỉ sống được 3 người là điều dễ hiểu. anh cả là Trịnh Bá Bốc, người thứ hai là Trịnh Văn Ninh, người thứ 3 là Trịnh Công Huý Thắng. nay là 3 chi. Anh cả (Trịnh Bá Bốc) lấy vợ trước, do không có đất đai nên ra khu rặng Vải ven Sông Hồng (là bến sông nơi trú đậu của các thuyên buôn cá, nước mắm, mắm tôm từ Thanh Hoá và các nơi khác đến). Các cụ khai khẩn đất hoang lập trang trại. Cụ Bốc có 2 nguời con trai, Trịnh Đình Côn (con cả), học chữ nho làm thầy đồ, còn gọi là cụ đồ Nhưa. (là Cụ nội ông Quy). Hiện nay mộ của cụ đã đuợc quy tập về khu mộ gia đình ở Đồng Rộ, con thứ hai là Trịnh Đình Phẩm (phần mộ táng tại nghĩa địa thôn Bài Nha, cạnh nhà máy gạch Tuy-Nen). Cụ ba là Hoàng Thị Khảo phần mộ trong khu mộ 5 ngôi:1. Hoàng Thị Khảo; 2. Trịnh Văn Dục 1874: là con trai cụ Khảo; 3.Trần Thị Phiên 1890: là con dâu cụ Khảo, là vợ 2 cụ Trịnh Văn Dục;   4. Trịnh Văn Bảng 1905: là cháu nội cụ Khảo, là con trai cụ Trịnh Văn Dục; 5. Nguyễn Thị Lận 1929: cháu dâu cụ Khảo, là con dâu út cụ Trịnh Văn Dục, là vợ cụ Trịnh Văn Chụ 1927;  (người nhà ông Hoàng Văn Đa). Cụ Phẩm làm nghề đốt gạch và thầu xây dựng, cụ thường nhận thầu xây dựng các công trình lớn nhỏ của tỉnh Sơn Tây lúc bấy giờ. (theo lời kể của cụ Trịnh Văn Tùng 1902 là thầy giáo Hán học). do có tranh chấp về đất đai, cụ phải theo kiện kéo dài. Có một lần cụ đi xem bói do cụ trả rất hậu, cụ được thầy bói cho biết cụ không sống được bao lâu nữa. năm đó cụ 32 tuổi. Cụ có ý định thành lập làng mới, để chuẩn bị cho việc đó các cụ xây miếu để thờ Thành Hoàng làng tại vị trí đầu làng đằng sau nhà bà Cầm (bây giờ). Trước kia nằm trong phần đất của gia đình. Đất của cụ Phẩm kéo dài từ đầu làng đến cuối làng. Lúc đó dân cư rất thưa, chỉ có một số gia đình là con cháu, dâu rể trong họ ở quây quần với nhau. Sau này, con trai của cụ là cụ Trịnh Văn Dục có nhà ở đầu làng: (túc là nhà cụ Ba Minh ở bây giờ) sau cải cách ruộng đất nhà nước thu hồi đất đai chia cho nhân dân trong vùng, trong đó có gia đinh cụ Đàm Văn Minh là cán bộ xã, (thường gọi là cụ Ba Minh), trong vườn trồng một cây dừa  rất to, chỗ đó có một dốc đê đầu làng dân làng thường gọi là dốc ông Ba Minh. Đến cuối làng phía dưới nhà ông Nhĩ (bây giờ), giữa làng là các gia đình dâu rể trong họ. Biết mình không còn sống được lâu nữa cụ gấp rút về quê nơi cụ nội của cụ là vợ chồng cụ Trịnh Phúc Hiền-Tràn Thị Hiệu Nhi đã từng sống ở đó (sau 4 thế hệ khoảng một trăm năm sau): đó là thôn Đồng Mô, Bát xã, tổng Nãi Sơn, huyện Nghi Dương, tỉnh Hải Phòng để sao lý lịch làm hồ sơ xin thành lập làng, cụ có sao sác phong Thành Hoàng ở đó về làng mới để thờ vọng. Các cụ đặt tên Miếu là “Miếu Nhà Quê”. Sắc phong đó hiện còn lưu giữ trong Miếu bản dịch ra chữ quốc ngữ do ông Thoan chồng bà Thìn (em rể ông Thông dịch, nay ông Trịnh Văn Nguyên đang giữ). Cụ bà Hoàng Thị Khảo là người tháo vát làm nghề buôn bán vải gánh bộ Hà Nội – Sơn Tây các cụ có bạn hàng là cụ Bột Lê (nguời Sơn Tây có chồng làm  phó chánh sứ toàn quyền của Pháp tại Đông Dưong là nguời Việt Nam, quê ở thôn Vân Gia, xã Phùng Hưng, huyện Tùng Thiện, tỉnh Sơn Tây), mộ cụ táng gần khu Đền Và – TX Sơn Tây, mọi người vẫn gọi là “Mả-Tây”. Nhờ có mối quan hệ này mà cụ thắng kiện, ngài phó chánh sứ toàn quyền Đông Dương (sau này trở thành gia đình thông gia) xin Nhà nước cho phép được thành lập làng mới. Thế là làng “Trịnh Thôn” ra đòi vào niên đại “Thành Thái tam niên” tức năm 1891 (theo lời kể của cụ Trịnh Văn Tùng (sinh 1902). Ông Trịnh Hiến Trọng (sinh 1934) nguyên phó vụ trưởng vụ Bưu chính viễn thông kiêm giám đốc nhà xuất bản Bưu điện Bộ Bưu chính viễn thông là con trai cụ Trịnh Văn Tùng, là anh trai ông Trịnh Thế Tường (Sơn Tây), hiện cư trú tại đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội kể lại ông đã đọc 2 lần trong thư viện Quốc gia trong quyển “ Làng xã Việt Nam thời Pháp thuộc” dày 30 trang, phát hành năm 1930 ghi làng Trịnh Thôn, xã Cam Thượng, huyện Tùng Thiện, tỉnh Sơn Tây. Sau cải cách ruộng đất,  Nhà nước ta đánh đổ địa chủ chia lại ruộng đất chia cho dân nghèo, làng đổi thành làng Thịnh Thôn như ngày nay, làng lấy chân hương miếu Mèn về thờ vong bà Man Thiện, nhưng dân làng Nam An không đồng ý nên xảy ra đánh nhau giữa hai làng Thịnh Thôn và Nam An. Sau ít năm mâu thuẫn được giải quyết, Thịnh Thôn chính thức thờ vọng bà Man Thiện làm Thành Hoàng làng tại đền Thịnh Thôn như ngày nay, ở thời kỳ buổi sơ khai của làng, “Miếu Nhà Quê” là nơi thờ vọng thành hoàng làng “Trịnh, Nguyễn, Hoàng Lê” như thành hoàng làng ở Hải Phòng đã thờ. Bản sao lục thần phả do cụ Trịnh Đình Phẩm (sau bốn đời khoảng 100 năm tính từ cụ Trịnh Phúc Hiền từng sống ở đó) về Đồng Mô Bát xã, tổng Nãi Sơn, huyện Nghi Dương, Hải Phòng để làm thủ tục. Bản sao ấy bằng chữ Hán nôm hiện còn lưu giữ trong miếu, ông Trịnh Văn Nguyên đã nhờ ông Thoan ở Mông Phụ, Đường Lâm, Sơn Tây là chồng bà Thìn (em ông Thông người làng) dịch ra chữ quốc ngữ, có cả bài khấn đầy đủ hiện nay ông Trịnh Văn Nguyên đang giữ bản dịch đó. Miếu này thay cho đình làng buổi sơ khai là nơi tụ họp mọi người trong dân, là nơi thờ thành hoàng làng, do dân số khi đó rất ít nên chỉ có một số gia đình con cháu họ Trịnh của cụ ông và vài gia đình con cháu họ hàng bên cụ Hoàng Thị Khảo tham gia sinh hoạt. Sau này có thêm một số gia đình của con cháu gái họ Trịnh cùng tham gia như gia đình cụ Chuông (chồng họ Lê), gia đình cụ Hội, cụ Tâm (chồng họ Đặng), sau này có gia đình ông Nguyễn Văn Bạt là rể ông Trịnh Văn Lạc, cho đến nay rất nhiều gia đình con gái họ Trịnh tham gia sinh hoạt cùng họ Trịnh. Từ xưa đến nay, bà con trong họ vẫn nghĩ đó là nhà thờ họ Trịnh, họp các gia đình trai gái họ Trịnh vào ngày 12 tháng giêng hàng năm. Trên thực tế không phải như vậy, vì đã là nhà thờ họ thì chỉ thờ một dòng họ mới gọi là nhà thờ họ, nhà thờ họ phải thờ cụ thể tên (Họ tên đầy đủ) của người được thờ trong nhà thờ đó mà con cháu gọi là cụ tổ. Căn cứ qua bản dịch Thần Phả ra chữ quốc ngữ, tìm hiểu qua hệ thống hành chính trên hệ thống thông tin điện tử của Hải Phòng trên Google thì được biết ngày nay địa chỉ ấy đã trải qua nhiều lần thay đổi của hành chính tách, nhập, xã, huyện, của Hải Phòng. Ngày nay địa chỉ ấy là thôn Đồng Mô, làng Nãi Sơn, xã Tú Sơn, huyện Kiến Thuỵ, TP Hải Phòng (cái tên thôn Đồng Mô, làng Nãi Sơn vẫn tồn tại từ đó đến nay chưa thay đổi). nó gần thị Trấn Núi Đối của huyện Kiến Thuỵ, TP Hải Phòng 7 km, cách Đồ Sơn 15 km, Nếu muốn tìm hiểu thêm xin liên lạc với ông Trịnh Ánh Sáng, trưởng ban liên lạc họ Trịnh TP.Hải Phòng ĐT: 0983. 408. 623 và ông Trịnh Văn Hoãn, thư ký ban liên lạc họ Trịnh Hải Phòng ĐT: 0988. 971. 866

Hoặc vào Google gõ xã Tú Sơn Kiến Thuỵ  sau đó vào google.earth sẽ tìm đến tận nơi.  xin tiếp thu mọi ý kiến đóng góp sửa đổi bổ sung cho hoàn thiện hơn. Trân trọng cám ơn .

Hà Nội, tháng 6 năm 2014

Người viết

Trịnh Công Hưng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *